Wednesday, December 30, 2015

Các cách phòng tránh virus xâm nhập vào máy tính tốt nhất

Ngày nay việc máy tính của bạn bị virus xâm nhập và gây hại là điều rất bình thường, virus có thể vào máy tính bạn bằng vô số cách, và nó có thể gây hại cho máy như: chạy chậm, gây tê liệt nhiều chương trình và thậm chí xóa dữ liệu trên hệ thống, điều đó khá là quan trọng với một máy lưu trữ các hồ sơ, dự án quan trọng của bạn, tất nhiên phòng bệnh luôn hơn chưa bệnh, hẫy tham khảo các cách phòng tránh virus xâm nhập vào máy tính tốt nhất.

1. Chặn bằng các phần mền diệt virus

Phòng tránh virus bằng các phần mền diệt virus tốt nhất hiện nay là một điều cực kì cần thiết, có rất nhiều người còn mơ hồ về chuyện cài đặt một phần mền diệt virus cho máy tính của họ, những phần mền cho phép quản lý tốt máy tính của bạn và ngăn chặn virus hiện nay và còn miễn phí như: avast, Kaspersky… Nếu bạn cần hơn một phiên bản chống virus tốt hẫy dùng phiên bản tính phí của BKAV.

2. kiểm tra tất cả các thiết bị trước khi kết nối với máy tính

Virus có thể xâm nhập theo nhiều cách vì vậy diệt và kiểm tra các thiết bị khi kết nối với máy tính là một điều cực kì cần thiết, hẫy quét các đầu vào usb ngay khi kết nối với máy tính, điều này là cực kì quan trọng, hẫy chủ động làm và đừng chủ quan cho rằng nó không chứa virus, nhưng thực tế bạn sẽ chẳng bao giờ phát hiện ra nó cho tới khi quét.

3. Hạn chế truy cập các trang web hay liên kết xấu

Các trang web xấu thường chứa những virus đọc hại nếu như không muốn nó xâm nhập vào máy tính của bạn, hạn chế click vào các link spam hay không rõ nguồn góc từ các mạng xã hội, hẫy cẩn thận với một cú click đôi khi bạn đã đưa hàng nghìn con virus vào máy tính rồi.

4. Bảo vệ máy tính bằng công cụ tường lửa

Tường lửa là công cụ phòng chống virus tốt nhất mà nhà phát triển Windows cung cấp, hiện nay Comodo Firewall là một trong những phần mền tốt nhất giúp bạn bảo vệ và chống lại các mối đe dọa từ virus.

Hẫy bảo vệ ngay máy tinh của bạn bằng các cách phòng tránh virus trên, Hontapblog chúc các bạn thành công!
Share:

0 nhận xét:

Post a Comment